Advertisemen
Anh Trần Văn Ngữ, trú tại Hoàng Hoa Thám, Hà Nội tâm sự dù sống gia đình hạnh phúc nhưng anh vẫn đứng ngồi không yên vì căn bệnh giang mai.
Ám ảnh kéo dài với căn bệnh giang mai
Vào năm 1997, anh Ngữ đi khám bác sĩ tại Bệnh viện E và được chẩn đoán mắc bệnh giang mai. Bác sĩ chỉ định cho tiêm 3 mũi penicillin. Nhưng anh Ngữ chỉ tiêm có hai mũi.
Câu chuyện về bệnh giang mai, anh cho rằng mình đã khỏi. Anh cũng không thấy có biểu hiện nào của bệnh và vợ anh cũng thế. Tuy nhiên từ năm 2006, anh bắt đầu thấy trong người hay bị nhói đau như kim chích, anh đi khám và xét nghiệm máu nhưng kết quả âm tính với bệnh giang mai.
Thời gian gần đây anh Ngữ bị nhói đau nhiều hơn, thường xuyên đau đầu, nhức trong hai con mắt và đau dọc sống lưng. Có lúc, anh Ngữ lầm tưởng mình bị thoái hóa.
Tháng 1/2013, anh đã lấy máu và đi xét nghiệm tại trung tâm y tế tư nhân nhưng kết quả vẫn âm tính với bệnh giang mai. Anh âm thầm đi khám tổng quát nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh gì. Trong khi đó càng ngày anh càng cảm thấy đau đớn, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng...
Trường hợp của anh Vũ Quang Hiểu trú tại Đường Thành, Hà Nội, cũng tương tự. Anh Hiểu còn không biết mình bị bệnh giang mai. Khi đi làm các xét nghiệm không ra bệnh. Bác sĩ giới thiệu anh đến Bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả chẩn đoán anh bị xoắn khuẩn giang mai và đã tấn công vào thần kinh.
Bệnh giang mai nguy hiểm thế nào?
Theo GS Trần Hậu Khang, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da Liễu trung ương, bệnh giang mai thuộc nhóm C theo qui định của luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm (số 03/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007). Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.
Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), sau đó đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục bất thường như quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới…
Tuy rất ít nhưng bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn, hoặc lây do truyền máu như tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn. Nếu thai phụ bị giang mai mà không được điều trị cũng lây cho con.
Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn. Ở thời kỳ thứ nhất, bệnh giang mai có các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng giang mai với các biểu hiện trên lâm sàng có thể nhìn bằng mặt là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng.
=> Xem thêm: Những loại bệnh xã hội mà bạn cần biết
Vị trí của săng thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi. Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa".
Ở thời kỳ thứ 2 thời gian bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng như các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, vùng mảng niêm mạc như hậu môn, viêm hạch lan tỏa...
Thời kỳ thứ 3 bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây "gôm" giang mai ở da, cơ, xương, thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch), thương tổn thầnh kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).
Bệnh giang mai nguy hiểm nhất đó là ảnh hưởng đến thần kinh. Đây là bệnh nhiễm trùng não hoặc là tủy sống ở những bệnh nhân bị giang mai mà chưa được điều trị khỏi.
Giang mai thần kinh là do khuẩn xoắn giang mai gây ra. Bệnh xuất hiện từ 10 cho đến 20 năm sau khi bệnh nhân lây nhiễm. Hiện nay, việc điều trị vẫn dựa vào cấu tạo xoắn khuẩn, chu kỳ sinh sản.
Advertisemen